Tết Thanh Minh năm 2023 vào ngày nào? Ý nghĩa của ngày này là gì?

28 Tháng Ba, 2023 14:35

Tết Thanh Minh là gì và mang ý nghĩa như thế nào trong đời sống tinh thần của người dân? Đừng bỏ qua ngày lễ quan trọng này.

Việt Nam vốn là một nước có nền nông nghiệp lúa nước từ ngàn đời nên thời tiết và khí hậu cực kỳ quan trọng với đời sống người dân. Mỗi tiết khí trong năm cũng có ảnh hưởng nhất định đến phong tục Việt Nam trong văn hóa người Việt. Ví dụ, ngày tết Thanh Minh trong tiết Thanh Minh có vai trò quan trọng trong phong tục cúng lễ đầu năm. Cùng Lich Ngay Tot tìm hiểu kiến thức về ngày lễ cổ truyền này nhé!

Tết Thanh Minh là gì?

Tìm hiểu về tiết Thanh Minh

Hẳn là bạn từng nghe thấy cái tên này rồi vì đây là một ngày lễ trong văn hóa dân gian của người Việt Nam. Nó xuất hiện từ rất lâu rồi và là một nét đẹp tín ngưỡng mang đậm bản sắc dân tộc. Tết Thanh Minh bắt nguồn từ tiết Thanh Minh – 1 trong 24 tiết khí trong năm. Tiết Thanh Minh là tiết khí thứ 5. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 4 hoặc ngày 5/4 dương lịch và kết thúc vào ngày 20 hoặc 21/4 dương lịch. Ngày đầu tiên trong tiết Thanh Minh được coi là Tết Thanh Minh.

Tiết Thanh Minh diễn ra sau tiết Lập Xuân (45 ngày) và trước Đông Chí (105 ngày). Tiết Thanh Minh cũng kết thúc trước tiết Cốc Vũ. Đúng như cái tên Thanh Minh. Thời tiết trong tiết khí này đã không còn những màn mưa phùn mù mịt đặc trưng của mùa xuân. Thanh nghĩa là trong (trong sáng, trong trẻo). Minh nghĩa là sáng (sáng sủa). 

Tết Thanh Minh là gì?

Tết Thanh Minh là gì?

Bầu trời và không khí đầy tươi mới và trong lành. Mọi người có thể cảm nhận được sự tinh khôi trong bầu không khí của tiết Thanh Minh. Tiết Thanh Minh kéo dài tầm 15-16 ngày.

Tết Thanh Minh là ngày nào?

Trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du có câu thơ:

“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.”

Tết Thanh Minh đã có mặt trong thơ ca từ rất lâu như thế. Ngày tết này chính là ngày đầu tiên trong tiết Thanh Minh. Các gia đình đều có những hoạt động nhất định theo truyền thống vào ngày này.

Năm nào cũng có tiết và tết Thanh Minh nhưng ngày diễn ra thì không giống nhau. Người ta phải xem lịch để biết tết Thanh Minh diễn ra chính xác vào ngày nào trong âm lịch và dương lịch.

Tết Thanh Minh trong năm 2023 là ngày nào?

Năm 2023, tết Thanh Minh diễn ra vào thứ Tư, ngày 5/4 dương lịch (tức ngày 15/2 âm lịch) và kết thúc vào khoảng ngày 20 đến 21/4 dương lịch. Đó là ngày Quý Tỵ, tháng Ất Mão, năm Quý Mão. Năm nay nhuận hai tháng 2 âm lịch nên tết Thanh Minh diễn ra vào tháng 2 chứ không phải tháng 3 âm lịch như các năm khác.

Tết Thanh Minh trong năm 2023 là ngày nào

Tết Thanh Minh năm nay theo lịch vạn niên

Tết Thanh Minh của 2023 là ngày Chu Tước Hắc Đạo. Đó là một ngày xấu nên bạn cần tránh những việc sau:

  • Động thổ, khởi công
  • Khai trương, ký hợp đồng kinh doanh, cầu tài lộc
  • Tổ chức cưới hỏi
  • Nộp hồ sơ đăng ký học, nhập học
  • Nhậm chức, mua nhà, tậu xe
  • Xuất hành
  • Bắt tay vào trồng cây, nuôi động vật

Tuy nhiên, ngày hôm đó có một số giờ tốt như sau:

  • Giờ Sửu (01h-03h)
  • Giờ Thìn (07h-09h)
  • Giờ Ngọ (11h-13h)
  • Giờ Mùi (13h-15h)
  • Giờ Tuất (19h-21h)
  • Giờ Hợi (21h-23h)

Ý nghĩa của ngày Tết Thanh Minh

Sau tết Nguyên Đán và Nguyên Tiêu thì tết Thanh Minh là một trong những ngày lễ quan trọng trong phong tục tập quán của người Việt Nam. Ngày lễ mang ý nghĩa lớn lao đối với các gia đình. Đây là thời điểm con cháu tưởng nhớ, bày tỏ sự biết ơn, kính trọng, thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và những thành viên đã khuất.

Dù ở xa và lập nghiệp ở nơi khác thì con cháu vẫn tụ họp về quê hương đúng ngày tết Thanh Minh để tiến hành nghi lễ tảo mộ, làm mâm cơm dâng cúng gia tiên và cùng nhau sum họp.

Đây là lúc tình cảm gia đình được vun đắp. Mọi người cùng hướng về cội nguồn, hướng về nơi chôn rau cắt rốn với tấm lòng thành kính thiết tha. Đây là phong tục thể hiện rõ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Mọi người càng thêm yêu thương và trân trọng gia đình nhờ vào những ngày lễ như thế này.

Ý nghĩa của ngày tết Thanh Minh

Tưởng nhớ tổ tiên và người đã khuất

Hoạt động trong ngày Tết Thanh Minh

Tảo mộ

 Nhắc đến tết Thanh Minh là người ta sẽ nhớ đến việc này đầu tiên. Đây là việc nhất định phải làm trong ngày này. Nó bày tỏ tấm lòng hướng đến tổ tiên. Vào ngày Tết Thanh Minh, các khu nghĩa trang tập nập người đến dọn dẹp và viếng mộ.

Con cháu sẽ dọn dẹp phần mộ của tổ tiên và những người đã khuất trong gia đình. Những ngôi mộ chưa xây khang trang sẽ được đắp lại đất cho đầy đặn, nhổ cỏ, quét dọn sạch sẽ. Những ngôi mộ đã được xây dựng kiên cố thì cũng được dọn dẹp và lau chùi cẩn thận.

Cúng lễ tại mộ

Người ta sẽ bày hương hoa, mâm lễ và tiến hành thắp hương, cúng khấn. Lễ mặn đồ ăn thì cần đặt riêng từng đĩa, bát; còn hoa quả, tiền vàng đặt chung cũng được. Con cháu thắp đèn hoặc nến, thắp hương. Chỉ nên cắm 1 hoặc 3 nén hương, không cắm 2 nén. Sau đó, vái 3 vái để báo cáo thổ công và mời gia tiên về. Người cúng đọc bài khấn dành cho lễ Thanh Minh. Khi hương cháy được ⅔, có thể xin tạ lễ, xin phép gia tiên cho mình được dọn dẹp, hóa vàng, xin lộc và ra về.

Hoạt động trong ngày tết Thanh Minh

Tảo mộ và cúng lễ tại nghĩa trang

Cúng lễ tại nhà

Ngoài việc tảo mộ và cúng tại phần mộ thì còn cần cúng gia tiên tại nhà. Gia chủ có nhiệm vụ dọn dẹp nhà cửa, đặc biệt là bàn thờ tổ tiên. Cần chuẩn bị một mâm cơm để cúng lễ. Sau khi cúng ngoài mộ thì tiến hành thắp hương và cúng trước bàn thờ. Người làm lễ cũng phải đọc bài khấn và làm các thao tác giống như những dịp cúng bái khác.

Người cúng phải có thái độ nghiêm trang, thành kính, có lòng thành tâm để hoàn thành việc cúng gia tiên một cách tốt nhất.

=> Xem thêm: Ý nghĩa phong tục ngày Tết Hàn Thực trong văn hóa người Việt Nam

Chuẩn bị đồ lễ và mâm cơm cúng Tết Thanh Minh như thế nào?

Đây là một khâu quan trọng để việc cúng lễ diễn ra suôn sẻ. Gia chủ phải chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết để làm lễ cúng tại phần mộ và bàn thờ gia tiên. Tùy theo phong tục tập quán của từng địa phương mà đồ lễ và mâm cơm sẽ có những sự khác nhau. Nhưng sẽ đều có những điểm chung như sau.

Đồ lễ tại phần mộ

Bạn cần chuẩn bị hương, hoa, đèn hoặc nến, vàng mã, giấy tiền, trầu cau, hoa quả, rượu và một số món ăn như gà luộc, thịt lợn luộc, giò, xôi. Đồ cúng luôn phải được chuẩn bị kỹ càng và phải tươi ngon.

Bạn nên chọn hoa có màu vàng hoặc trắng như hoa cúc, hoa huệ. Tránh những loài hoa màu sắc quá sặc sỡ.

Chuẩn bị đồ lễ và mâm cơm cúng Tết Thanh Minh như thế nào?

Chọn hoa cúng Tết Thanh Minh

Đồ lễ tại gia

Gia chủ cũng chuẩn bị đầy đủ giống như lễ ngoài mộ. Ngoài ra, mâm cơm cúng sẽ có các món tương tự như trong các ngày giỗ như xôi, giò chả, gà luộc, canh miến, món xào… Không cần phải chuẩn bị quá cầu kỳ hoặc bày vẽ phô trương. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà mâm cúng sẽ có sự thay đổi cho phù hợp. Quan trọng nhất vẫn là con cháu cùng sum họp bên mâm cơm sau khi đã hoàn thành thủ tục cúng lễ.

Điều cần lưu ý trong Tết Thanh Minh

Vì là một dịp lễ quan trọng trong năm nên bạn phải tuân thủ những quy tắc nhất định trong Tết Thanh Minh. Cùng Lich Ngay Tot điểm qua một số điều cần chú ý nhé.

  • Trước khi đi ra nghĩa trang để tảo mộ thì phải thắp hương tại gia xin phép tổ tiên.
  • Con cháu trong nhà phải tự tay mang đồ ra nghĩa trang, không được thuê người chuyển đồ dù có nặng đến đâu.
  • Người làm lễ cúng nên là con trai trưởng, cháu đích tôn, hoặc là người phụ trách việc thờ cúng trong dòng họ.
  • Thắp hương ở nơi thờ thổ công, thổ địa tại nghĩa trang (thắp hương tại ban tiếp linh) trước khi tảo mộ.
  • Đối với những ngôi mộ chưa xây kiên cố thì nên dọn dẹp, đắp đất cho chắc chắn. Nhổ cỏ nhẹ nhàng, không nên giật mạnh, tránh gây sạt lở, ảnh hưởng đến phần mộ.
  • Đốt vàng mã, giấy tiền đúng nơi quy định, tránh đốt quá gần phần mộ gây ảnh hưởng tới âm khí của mộ.
  • Phải kính cẩn, nghiêm trang khi thắp hương làm lễ, không nói chuyện to tiếng, không nô đùa.
Điều cần lưu ý trong Tết Thanh Minh

Nghiêm trang lễ bái

  • Phụ nữ đang mang thai tránh đi tảo mộ vì cơ thể yếu, dễ bị nhiễm lạnh và khí độc ở nghĩa trang.
  • Đi lại trong nghĩa trang phải nhẹ nhàng, cẩn thận, không làm xáo trộn đất cát, tránh ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan xung quanh.
  • Quét dọn cẩn thận, dọn sạch sẽ phần mộ.
  • Tránh giẫm đạp, làm ảnh hưởng đến phần mộ của nhà khác trong khi di chuyển.
  • Những người thể trạng yếu khi trở về nhà có thể bước qua chậu bồ kết, củi, trấu cháy hoặc tắm nước lá bưởi để xua đi khí độc.
  • Người làm lễ cúng phải ăn mặc gọn gàng, chỉn chu, lịch sự.

Ngày Tết Thanh Minh là một trong số những phong tục Việt Nam đặc sắc của người Việt Nam. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức về ngày lễ này thông qua bài viết của Lich Ngay Tot. Chuẩn bị cho việc tảo mộ và cúng lễ thật tốt nhé!

Đánh giá bài viết

Tin cùng chuyên mục