Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Trung Thu trong văn hóa người Việt Nam

30 Tháng Ba, 2023 08:45

Mùa thu mang đến tiết trời mát mẻ, trong lành khiến lòng người yên ả. Mùa thu còn có một ngày lễ rất quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt. Đó chính là tết Trung Thu. Tìm hiểu những điều thú vị về ngày tết này nhé!

Tết Trung Thu là một trong những dịp lễ quan trọng trong văn hóa dân gian và đời sống tinh thần người Việt Nam. Nó không phải ngày quốc lễ, không được nghỉ lễ theo lịch của Nhà nước nhưng mọi người đều tổ chức ăn mừng trong ngày này. Các hoạt động thì vô cùng phong phú và đa dạng mang đến bầu không khí vui tươi và náo nức. Lichngaytot.net.vn sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin đặc sắc về tết Trung Thu.

Nguồn gốc của ngày tết Trung Thu

Những ngày tết truyền thống như thế này đã có mặt từ rất lâu đời, có khi là hàng ngàn năm về trước nên nguồn gốc của chúng vẫn là một ẩn số. Tết Trung Thu cũng không ngoại lệ. Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của ngày lễ này. Nhiều nước trên thế giới ăn mừng ngày lễ này, trong đó có Trung Quốc. Có giả thuyết cho rằng, tết Trung Thu tại Việt Nam là bắt nguồn từ chính Trung Quốc. Ngày lễ du nhập vào nước ta và được thay đổi để phù hợp với phong tục cổ truyền của Việt Nam.

Tại Trung Quốc, xuất hiện việc ăn mừng vụ thu hoạch vào mùa thu từ thời Thương và có những nghi lễ vào thời Tây Chu. Nó trở thành lễ hội thực thụ từ thời nhà Đường, cụ thể là từ đời vua Đường Huyền Tông. Sau đó, tết Trung Thu được du nhập vào Đại Việt và từ thời Lý là nó được coi như một lễ hội. Kinh thành Thăng Long có tổ chức đua thuyền, múa rối nước và rước đèn (theo văn bia chùa Đọi năm 1121 ghi lại).

Trong sách Việt Nam Phong Tục, nhà văn Phan Kế Bính ghi lại, việc treo đèn bày cỗ bắt nguồn từ vua Đường Minh Hoàng. Vào ngày sinh nhật mình, vua truyền cho người dân thiên hạ đâu đâu cũng treo đèn lồng và mở tiệc ăn mừng, từ đó thành tục dành riêng cho Trung Thu. Phong tục hát trống quân xuất hiện từ thời vua Quang Trung của nhà Tây Sơn. Đời Lê – Trịnh được sách Tang Thương Ngẫu Lục ghi lại rằng có tết Trung Thu được tổ chức rất linh đình và xa hoa.

Nguồn gốc của ngày tết Trung Thu

Tết Trung Thu có từ bao giờ

Các nhà khảo cổ học Việt Nam tìm ra bằng chứng về việc ăn mừng tết Trung Thu trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Đây cũng là một điều chứng tỏ ngày tết này có mặt từ rất lâu trên đất nước ta.

Tết Trung Thu của Trung Quốc thì gắn liền với truyền thuyết về Hằng Nga – Hậu Nghệ còn tại Việt Nam, chúng ta có câu chuyện về chị Hằng và chú Cuội. Văn hóa Việt Nam có điển tích riêng về ngày tết này. Những nhân vật trong câu chuyện cổ tích cũng được tái hiện mỗi dịp Trung Thu.

Tết Trung Thu năm 2023 diễn ra vào ngày nào?

Cái tên Trung Thu đã nói lên thời điểm ngày tết này diễn ra. Trung nghĩa là giữa. Thu là mùa thu. Trung Thu nghĩa là ngày giữa mùa thu, tức là ngày 15 tháng 8 âm lịch hay còn gọi là ngày rằm tháng 8. Tết Trung Thu được tổ chức không chỉ đúng ngày 15 mà người dân đã bắt đầu các hoạt động từ trước đó. Người người đón tết Trung Thu trong niềm háo hức, đặc biệt là các cháu thiếu nhi. Tại Việt Nam, tết Trung Thu được coi là dịp đặc biệt dành cho các em nhỏ.

Năm nay 2023, Trung Thu sẽ vào thứ sáu, ngày 29 tháng 9 dương lịch. Các hoạt động đón tết sẽ được bắt đầu từ sớm, hứa hẹn một dịp lễ đầy vui tươi và náo nhiệt.

Các hoạt động phổ biến trong tết Trung Thu

Tại Việt Nam, tết Trung Thu được người dân chào đón nhiệt tình. Các sự kiện gắn liền với chủ đề này được tổ chức liên tục trong tháng 8 âm lịch. Đến đúng ngày rằm thì các hoạt động càng sôi nổi hơn. Việt Nam vẫn ăn tết Trung Thu theo phong tục cổ truyền và giữ được nét văn hóa truyền thống quý báu.

Rước đèn Trung Thu

Trung Thu là một ngày lễ đặc biệt dành cho các em nhỏ. Vào ngày 14 hoặc 15 âm lịch tháng 8 sẽ diễn ra hội rước đèn. Người lớn, trẻ nhỏ sẽ cùng nhau đi diễu hành với những chiếc đèn xinh xắn trên tay. Rước đèn diễn ra vào buổi tối. Người ta sẽ đi xung quanh khu vực mình sinh sống, cùng nhau múa hát tưng bừng và mở nhạc thiếu nhi vui tươi. Ánh sáng từ những chiếc đèn ông sao nhỏ xinh thắp lên rực rỡ trong từng ánh mắt long lanh, tràn ngập niềm vui của trẻ thơ. Các bậc phụ huynh đi cùng cũng hòa chung không khí tuyệt vời của lễ hội.

Các hoạt động phổ biến trong tết Trung Thu

Rước đèn đêm trung thu

Đèn ông sao là loại đèn phổ biến nhất trong tết Trung Thu. Người ta sẽ dùng tre, gỗ tạo khung rồi dán giấy bóng kính nhiều màu để hoàn thiện chiếc đèn. Giữa ngôi sao là cây nến để thắp đèn. Trẻ sẽ cầm đèn đi rước trong đêm. Ngoài hình ông sao thì đèn trung thu cũng có nhiều hình dạng đáng yêu khác để phù hợp với sở thích của trẻ nhỏ. Ngày nay, lễ rước đèn còn có những mô hình đèn cỡ lớn, được kéo đi rong ruổi trên các con đường, làm tăng thêm độ hoành tráng cho lễ hội.

Muốn xem lễ rước đèn hoành tráng thì có thể đến tỉnh Tuyên Quang hoặc thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) để tham gia. Nhà nhà đổ ra đường để đi rước hoặc nhìn ngắm đoàn xe đèn khổng lồ diễu hành trên các tuyến phố.

Các hoạt động phổ biến trong tết Trung Thu

Diễu hành trên đường phố

Múa lân

Bên cạnh rước đèn thì múa lân hay còn gọi là múa sư tử cũng là hoạt động không thiếu được trong đêm trung thu. Loài lân tượng trưng cho sự cát tường, báo hiệu điềm lành sắp đến nên múa lân mang đến ý nghĩa cầu chúc may mắn. Múa lân cũng đem lại sự giải trí trong lễ trung thu. Một người sẽ điều khiển đầu lân, múa mô phỏng những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đuôi lân dài bằng vải màu do một người cầm phất lên phất xuống theo nhịp múa của lân.

Tiếng trống rộn ràng khắp xóm làng, phố xá cùng với điệu múa lân sôi động khiến bầu không khí thật nhộn nhịp. Đám múa lân đi trước, theo sau là những người rước đèn. Ngoài ra, ta còn thấy thanh la, đèn màu, cờ ngũ sắc và người cầm côn đi hộ vệ đầu lân.

Một người sẽ mặc trang phục của chú Cuội để nhảy múa và đi cùng đoàn múa lân.

Các hoạt động phổ biến trong tết Trung Thu

Múa lân sôi động đêm rằm

=> Xem thêm: Tết Thanh Minh năm 2023 vào ngày nào? Ý nghĩa của ngày này là gì?

Bày mâm cỗ và phá cỗ đêm trăng

Ngày tết Trung Thu, các gia đình đều bày biện một mâm cỗ để chuẩn bị phá cỗ. Mâm cỗ trung thu truyền thống thường sẽ có bánh trung thu, bánh kẹo, bưởi, thị, dưa hấu, hồng, quả na dai… Ngoài ra, còn có bánh hình cá chép hoặc bánh chay có hình lợn mẹ và đàn lợn con. Người ta cũng thường làm một chú chó bằng bưởi đáng yêu để đặt vào mâm cỗ. Tùy vào truyền thống của từng địa phương và gia đình mà mâm cỗ sẽ có những loại quả và cách sắp xếp khác nhau.

Khi trăng lên cao trong ngày rằm, mọi người sẽ cùng nhau phá cỗ, thưởng thức các loại bánh trái và vui sum vầy bên nhau. Đó là khoảnh khắc vô cùng đáng nhớ trong đêm trung thu.

Các hoạt động phổ biến trong tết Trung Thu

Mâm cỗ trung thu truyền thống

Làm bánh trung thu

Theo phong tục truyền thống, tết Trung Thu thì không thể thiếu bánh nướng và bánh dẻo. Mỗi loại bánh sẽ có hương vị riêng. Bánh tượng trưng cho sự đoàn tụ, sum vầy, hạnh phúc. Cùng thưởng thức bánh trung thu ngọt ngào trong dịp trung thu này nhé. Bánh trung thu thường có hình vuông hoặc tròn. Bánh hình tròn thể hiện sự trọn vẹn, đủ đầy. Ngày nay, người làm bánh cũng sáng tạo thêm nhiều hình dáng khác như hình các con vật.

Bánh nướng thì phải có công đoạn nướng để khiến bánh chín. Vỏ bánh làm bằng bột mì, dầu ăn, đường mạch nha. Nhân truyền thống là nhân thập cẩm với đường viên, thịt mỡ, hạt dưa, lá chanh thái sợi và hạt dưa. Bánh được tạo hình bằng khuôn rồi đem đi nướng 2 lần. Thời gian nướng lần đầu chiếm ⅔ tổng thời gian. Bánh sẽ được lấy ra, để nguội rồi phết lòng đỏ trứng gà lên vỏ. Sau đó, nướng tiếp ⅓ thời gian còn lại.

Theo truyền thống, bánh dẻo trung thu được làm với vỏ bánh là bột gạo nếp rang xay mịn, nước đường kính trắng đun sôi để nguội (không dùng mạch nha như bánh nướng), nước hoa bưởi. Nhân bánh làm từ các thực phẩm, nguyên liệu đã chín. Bánh được nặn xong ép khuôn và có thể sử dụng ngay không cần cho vào lò nướng.

Các hoạt động phổ biến trong tết Trung Thu

Bánh nướng và bánh dẻo thơm ngon

Bánh dẻo có vỏ bánh được làm bằng bột gạo nếp rang xay mịn, nước đường kính trắng đun sôi để nguội và  nước hoa bưởi. Nhân bánh có thể là nhân thập cẩm hoặc đậu xanh, đều là nguyên liệu đã chín. Bánh được nặn rồi ép khuôn và có thể ăn được luôn.

Ngày nay, bánh trung thu có nhiều hình dáng, kích thước, bao bì rất đa dạng. Nhân bánh cũng được cải tiến với hương vị phong phú và hiện đại hơn bởi các nguyên liệu như trứng muối, mứt hoa quả, matcha… Bánh được sử dụng là quà biếu tặng rất có ý nghĩa vào mỗi dịp trung thu.

Làm đồ chơi dịp trung thu

Trung thu còn được coi là tết thiếu nhi truyền thống nên đồ chơi là thứ không thể thiếu. Các loại đèn đủ mọi thể loại, màu sắc như đèn lồng, đèn ông sao, đèn cá chép, đèn kéo quân, đèn cầy… được đem ra trang trí và rước đèn.

Đồ chơi truyền thống cho thiếu nhi có thể kể đến như đèn ông sao, tò he, chong chóng, mặt nạ, đèn ông sư, đầu sư tử… Ngày nay, người ta không còn tự làm đồ chơi nữa mà sẽ mua chúng tại các cửa hàng. Những dãy phố chuyên bán đồ chơi, đồ trang trí trung thu luôn tấp nập và rực rỡ vào dịp này.

Ý nghĩa của tết Trung Thu

Tết thiếu nhi

Tại Việt Nam, tết Trung Thu là một dịp tết dành cho các cháu nhỏ. Trẻ nhỏ sẽ được mua cho đèn ông sao, đồ chơi để đi rước đèn, xem múa lân, phá cỗ đêm trăng. Trường học hay chính quyền địa phương đều tổ chức ca múa hát và sự kiện giải trí cho thiếu nhi. Trẻ em cực kỳ chờ đón và háo hức mong đến rằm tháng 8, tham gia đêm hội trăng rằm để nghe những sự tích về trung thu, chơi các trò chơi dân gian, cùng phá cỗ và được nhận quà. Những tiếng nô đùa, những nụ cười giòn tan chính là minh chứng cho niềm yêu thích với tết Trung Thu của các cháu nhi đồng.

Tết đoàn viên

Trung thu cũng là một thời điểm để thành viên trong gia đình quây quần, sum họp, thưởng thức bánh nướng, bánh dẻo cùng ly trà nóng, kể cho nhau những câu chuyện thường ngày, chia sẻ về cuộc sống để thắt chặt tình đoàn kết và vun đắp thêm tình cảm giữa các thành viên. Người xa quê sẽ cố gắng để về nhà, đoàn tụ với gia đình trong tết Trung Thu. Trăng tròn biểu tượng cho sự sum họp nên trung thu cũng là tết đoàn viên.

Sum họp gia đình trong tết Trung Thu

Sum họp gia đình trong tết Trung Thu

Tết Trung Thu ở các quốc gia khác

Không chỉ Việt Nam mà nhiều đất nước khác cũng đón tết Trung Thu. Mỗi quốc gia sẽ có phong tục riêng trong ngày tết này.

Trung Quốc đón tết Trung Thu như là tết đoàn viên. Họ cũng tổ chức các hoạt động giải trí đa dạng trong ngày này. Người dân tại Campuchia không đón trung thu vào rằm tháng 8 mà là thời điểm muộn hơn như rằm tháng 10. Vào lúc trăng lên đỉnh đầu, họ sẽ tổ chức lễ cúng để cầu bình an và may mắn, mưa thuận gió hòa.

Nhật Bản không dùng lịch âm nữa nhưng họ vẫn đón tết Trung Thu như là lễ ngắm trăng. Trung thu ở Hàn Quốc là một ngày lễ quan trọng trong năm. Họ gọi nó là lễ Chuseok. Người dân sẽ gác lại công việc và trở về quê hương để sum họp bên gia đình. Người Hàn coi Chuseok là ngày đoàn viên.

Thái Lan cũng có lễ cầu trăng vào ngày 15/8 âm lịch. Tại Malaysia, người dân cũng có hoạt động đón trung thu khá giống Việt Nam như múa lân, thắp đèn lồng, làm bánh trung thu. Cộng đồng người Hoa tại Philippines cũng tổ chức các hoạt động vào tết Trung Thu.

Lichngaytot.net.vn mang đến những kiến thức cơ bản để bạn hiểu rõ hơn về tết Trung Thu. Rằm tháng 8 năm này, bạn có dự định gì không? Bạn sẽ sum họp cùng gia đình, ngắm trăng, thưởng bánh và vui tết đoàn viên chứ?

5/5 - (3 bình chọn)

Tin cùng chuyên mục