Văn khấn Việt Nam - Trọn bộ Văn khấn Cổ Truyền chuẩn

Sử dụng văn khấn trong tục lệ thờ cúng đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt qua nhiều thế hệ. Không chỉ bày tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên, khấn vái còn là hình thức cầu xin các đấng linh thiêng phù hộ độ trì cho con cháu có cuộc sống tốt đẹp hơn. Vậy, văn khấn là gì? Tại sao lại sử dụng văn khấn khi cúng vái? Lịch Ngày Tốt mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết.

Văn khấn là gì?

Văn khấn là những lời nguyện cầu thể hiện ước muốn của người cúng đến các vị thánh thần, đến hương linh của ông bà, tổ tiên, người thân quá cố. Những lời khẩn cầu này thường được viết sẵn dưới dạng một bài văn hoặc bài thơ, dựa trên những quy tắc riêng cho từng lĩnh vực.

Tại sao cần đọc văn khấn khi cúng kiếng?

Từ trước đến nay, theo quan niệm của dân gian, việc sử dụng văn khấn trong các dịp thờ cúng sẽ mang đến sự ứng nghiệm cao. Do đó, mỗi khi dâng hương lên gia tiên, thánh thần, chư Phật, Bồ Tát, người Việt Nam sẽ đọc văn khấn để tỏ lòng thờ kính và nói ra ước muốn của mình. 

Người Việt Nam chúng ta luôn coi trọng lễ nghĩa. “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, do đó trong các dịp giỗ chạp, thờ cúng ông bà tổ tiên, bên cạnh mâm cơm thịnh soạn, văn khấn cũng sẽ được sử dụng để hương linh các vị chứng giám lòng thành. 

Ý nghĩa của khấn vái trong đời sống tâm linh

Theo LichNgayTot, khấn vái là nét đẹp văn hóa được ông cha ta gìn giữ từ suốt bao đời nay. Từ xưa đến nay, vào các dịp như ngày giỗ, lễ Tết, gia chủ sẽ sắp xếp người thân làm mâm cao cỗ đầy, hoa quả thịnh soạn để dâng lên ông bà, tổ tiên. Sau đó sẽ thắp hương cúng và đọc văn khấn để bày tỏ sự chân thành, lòng biết ơn và cầu mong ơn phước từ bề trên. Cuối cùng, gia chủ sẽ vái lạy để thay cho lời chào kính cẩn.

Khấn vái là tập tục có từ lâu đời, nó thể hiện niềm khát vọng chân chính của con người. Đó là khát vọng cho một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

Văn khấn thường được sử dụng vào những dịp nào?

Trong một năm sẽ diễn ra vô số những sự kiện, ngày lễ quan trọng có liên quan đến tâm linh. Từ lễ hội, hiếu – hỷ cho đến ngày giỗ chạp, ngày Tết… Mỗi dịp như thế lại có những bài văn khấn khác nhau được sử dụng. Cụ thể: 

  • Văn khấn Giao thừa
  • Văn khấn ngày Mồng 1 Tết
  • Văn khấn ngày Mồng 2 Tết
  • Văn khấn ngày Mồng 3 Tết
  • Văn khấn Thần Tài
  • Văn khấn mùng 5 tháng 5
  • Văn khấn gia tiên
  • Văn khấn ông Công ông Táo
  • Văn khấn rằm tháng Giêng
  • Văn khấn rằm tháng 7
  • Văn khấn rằm tháng 8
  • Văn khấn hóa vàng
  • Văn khấn Tất niên
  • Văn khấn ngày giỗ
  • Văn khấn thổ công
  • Văn khấn thanh minh 
  • Văn khấn bao sái bàn thờ
  • Văn khấn động thổ
  • Văn khấn khai trương 
  • Văn khấn cúng xe
  • Văn khấn cúng đất đai
  • Văn khấn tạ mộ
  • Văn khấn về nhà mới
  • Văn khấn cúng cô hồn
  • Văn khấn mùng 1 và văn khấn ngày rằm hàng tháng

Nội dung chi tiết của các bài văn khấn này sẽ được Lich Ngay Tot chia sẻ đến bạn đọc tại chuyên mục Văn Khấn.

Một số lưu ý khi đọc văn khấn thờ cúng

Để việc khấn vái được suôn sẻ, thuận lợi, gia chủ cần nắm được những lưu ý sau đây khi đọc văn khấn:

  • Khi cúng Thần nội (Tổ tiên): Gia chủ không được nhập quán, đồng thời không xưng quốc hiệu (tức là không nêu địa chỉ). 
  • Khi cúng Thần ngoại (Thổ công, Táo quân hay Thần thánh): Gia chủ bắt buộc phải nhập quán và xưng quốc hiệu (tức là phải nêu địa chỉ).
  • Nếu như khấn người Bố đã khuất thì phải khấn là Hiển Khảo
  • Nếu như khấn Mẹ đã khuất thì phải khấn là Hiển Tỷ 
  • Nếu như khấn Ông đã khuất thì phải khấn là Tổ Khảo 
  • Nếu như khấn Bà đã khuất thì phải khấn là Tổ Tỷ 
  • Nếu như khấn Cụ ông đã khuất thì phải khấn là Tằng Tổ Khảo 
  • Nếu như khấn Cụ bà đã khuất thì phải khấn là Tằng Tổ Tỷ 
  • Nếu như khấn Anh em đã khuất thì phải khấn là Thệ Huynh, Thệ Đệ 
  • Nếu như khấn Chị em gái đã khuất thì phải khấn là Thệ Tỷ, Thệ Muội 
  • Nếu như khấn Cô dì, chú bác đã khuất thì phải khấn là Bá Thúc Cô Di Tỷ Muội. 

Ngoài ra, gia chủ cũng có thể khấn chung là Cao Tằng Tổ Khảo Tỷ Nội Ngoại Gia Tiên. Tùy vào mỗi sự kiện khác nhau, gia chủ cần xác định nên cúng Thần nội hay Thần ngoại trước. Chi tiết như sau: 

  • Vào các ngày tuần, tiết thì sẽ tiến hành cúng Thần ngoại trước và sau đó cúng Thần nội.
  • Vào các ngày giỗ gia tiên, trước khi cúng Gia tiên, gia chủ cần phải cáo yết Thần linh trước.
  • Khi cúng vào ngày giỗ của người đã khuất, gia chủ cần khấn người đó trước, sau đó mới khấn
  • Tổ tiên nội ngoại, tiếp đến là văn khấn Thần linh Chúa đất và cuối cùng là Tiền chủ, Hậu chủ.
  • Khi khấn Phật, không bắt buộc gia chủ phải xưng tên, địa chỉ. Chỉ cần xưng ra các tội lỗi, bày tỏ sự ăn ăn với Phật và thành tâm giãi bày mong ước chính đáng của mình.

Lời kết

Cho đến nay, văn khấn vẫn là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Hiểu được khái niệm và ý nghĩa của văn khấn sẽ giúp gia chủ thuận lợi hơn khi bày tỏ những lời nguyện cầu với thánh thần và tổ tiên. Hãy truy cập Lichngaytot.net.vn để được cập nhật nội dung chi tiết các bài văn khấn quan trọng trong năm!