Có nên kiêng chuyện “mây mưa” vào ngày Tết, ngày mồng 1 hay ngày rằm không?

11 Tháng Ba, 2023 03:58

Chuyện “mây mưa” của các cặp vợ chồng hay các đôi yêu nhau là chuyện hết sức bình thường đối với sinh lý mỗi người. Thế nhưng việc quan hệ đúng ngày, đúng tháng phạm có ảnh hưởng như thế nào đối với vận mệnh của cá nhân.

Để giải thích cụ thể việc đó Lichngaytot.net.vn chia sẻ cho bạn bài viết “Có nên kiêng kỵ chuyện “mây mưa” vào ngày đầu năm, ngày mùng 1 hay ngày rằm. Và nếu lỡ “quan hệ” vào ngày mùng 1, ngày rằm hay ngày Tết đầu năm có sao không? lý giải khoa học và theo quan niệm dân gian như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!

1. Vì sao nên kiêng chuyện “mây mưa” vào ngày rằm, mồng 1 hàng tháng hay ngày Tết

Kiêng chuyện ấy vào ngày rằm và mồng 1 hàng tháng giúp bạn tránh vận xui

Kiêng chuyện ấy vào ngày rằm và mồng 1 hàng tháng giúp bạn tránh vận xui

Trong ngày mồng 1, ngày rằm hay ngày Tết theo quan niệm phương Đông thì cần phải kiêng khem, tránh việc quan hệ của nam nữ đó. Bởi vì theo quan niệm người cổ xưa, việc “mây mưa” của nam nữ trong những ngày này sẽ dẫn đến nhiều vận hạn không may mắn, đen đủi và thậm chí nặng là đại hạn.

Hiện nay việc “mây mưa” vào ngày mồng một, ngày rằm hay ngày đầu năm đã không còn nặng nề như trước nhưng vẫn có thể tồn tại trong suy nghĩ của nhiều người người Việt. Thực tế, không ít các cặp vợ chồng kiêng kỵ làm chuyện ấy trong những thời khắc nhạy cảm đấy.

Việc cấm kỵ quan hệ nam nữ vào những ngày mùng mồng 1, ngày rằm hàng tháng theo Lịch Vạn Sự thì khi sinh con cái ra sẽ bị thương tổn, gặp nhiều cái xui xẻo, còn bản thân thì “không phất lên được”, lúc đó bị giục hỏa thiêu trung nghĩa là hỏa thị dục thiêu đốt tam can nên khi đi vệ sinh nước tiểu có màu vàng đậm hoặc đỏ là dấu hiệu của bệnh di tinh dễ giảm tuổi thọ.

2. Có nên kiêng kỵ “quan hệ” nam nữ vào ngày mùng 1, ngày rằm hay Tết không?

Kiêng chuyện nam nữ vào ngày rằm, mùng 1, ngày Tết để đón may mắn

Kiêng chuyện nam nữ vào ngày rằm, mùng 1, ngày Tết để đón may mắn

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện thú vị với Ts. bác sĩ Lê Vương Văn Vệ – Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội xung quanh vấn đề này.

– PV Hỏi: Thưa tiến sỹ, bác sĩ Lê Vương Văn Vệ, người phương Đông có quan niệm việc khiêng khem quan hệ nam nữ vào những ngày đặc biệt như mồng 1, ngày rằm hàng tháng hay ngày tết đầu năm,…thế theo bác sĩ có quan niệm như thế nào về việc khiêng kỵ này?

 BS Trả lời : Trong xã hội trước việc kiêng kỵ chuyện ấy không chỉ vào những ngày mồng 1 và ngày rằm hàng tháng. Vua chúa hay tướng lĩnh trước ra trận, hoặc làm những việc quan trọng…thì đều không làm chuyện phòng the (mây mưa), ăn chay 3 ngày và không tắm gội.

Vì theo quan niên nho giáo ngày 1 và ngày rằm hàng tháng hay đầu năm cần phải sạch sẽ. Do đó, không chỉ kiêng kị chuyện “mây mưa” mà còn phải kiêng kị cả sát sinh, làm việc thiện và ăn chay… Tuy nhiên, lại có những quan niệm mang tính tâm linh như “quan hệ” để giải đen, giải vận xui mang đến cái may mắn.

Đối với dân thường điều đó không phổ biến, nhưng là việc nguyên tắc đối với vua, quan lại và giới sĩ phu. Theo quan niện của Nho giáo, điều này rất bình thường, được truyền từ đời này sang đời khác… và là việc tốt. Nhưng đứng về phương diện y học, sau kiêng kị làm chuyện ấy, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng vài ba hôm thì sung sức, khoẻ mạnh hơn, chắc cơ hơn.

Như vậy, kiêng chuyện “quan hệ” và không kiêng tuỳ thuộc vào từng quan điểm từng cá nhân, xã hội và từng thời điểm.

“Quan hệ” vào ngày Tết, kiêng kị hay không tùy vào quan niệm của từng người.

 PV Hỏi: Theo tiến sĩ bác sĩ, nguyên nhân từ đâu mà khiến người phương Đông lại đặt nặng quan niệm này đến thế?

– BS Trả lời: Việc này là do tàn dư của chế độ xã hội phong kiến tồn tại qua rất nhiều thế hệ, qua hàng trăm năm, nghìn năm? Nó bắt nguồn từ triết học phương đông, Nho giáo…những vấn đề gì liên quan đến phụ nữ hay gặp xui, rủi ro.

 PV Hỏi: Tiến sĩ Bác sĩ có so sánh gì về mức độ nhu cầu và tần suất “yêu” trong ngày Tết và ngày thường?

– BS Trả lời: Thường ngày Tết, vì nhiều lí do như lo lắng chuẩn bị lo toan nhiều thứ nên tần suất sẽ giảm hơn.

– PV Hỏi: Thưa bác sĩ, sự gần gũi giới tính là nhu cầu sinh lí thông thường ở con người, nhưng thực tế không phải ai cũng có những hiểu biết về vấn đề này. Do đó, hằng ngày, chúng ta vẫn nghe thấy, đọc thấy những “tai nạn” trong “chuyện ấy”. Vậy để tránh những “tai nạn” cần phải được trang bị những kiến thức căn bản như thế nào thưa bác sỹ?

 BS Trả lời: Đêm đầu tiên, người vợ đều có “kim băng” dắt vào người, khi làm chuyện ấy. Nhưng sự việc sảy ra thì lúng túng quên hết không biết chọc vào – huyệt trường cường. Và hậu quả vô cùng tai họa nên phụ nữ trước kết hôn cần có kiến thức về tai biến phòng the.

– PV Hỏi: Trong ngày tết, chế độ ăn uống, nhu cầu vui chơi, đi lại lớn khiến các thói quen sinh hoạt tạm thời bị đảo lộn so với ngày thường. Để “quan hệ” thực sự cuốn hút và làm thỏa mãn cả hai trong ngày tết, cần có những “thủ thuật” như thế nào?

– BS Trả lời: Đầu tiên chế độ ăn uống cần đầy đủ, cố gắng chừng mực, không rượu bia say xỉn. Chế độ nghỉ ngơi đúng giờ đúng giấc cũng phải đặt nên hàng đầu.

– PV Hỏi: Bác sỹ còn lời khuyên cũng như khuyến cáo gì để “quan hệ thực sự chất lượng trong những ngày Tết?

– BS Trả lời: Để cuộc yêu được trọn vẹn và thoả mãn cả đôi bên thì bạn cần chừng mực, tiết chế. Nếu có vấn đề về sức khoẻ liên quan đến chuyện ấy hãy đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa trước Tết để được tư vấn, hỗ trợ, khám xét và điều trị hiệu quả.

Tóm lại, theo quan niệm của người Việt là “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên phạm là những điều mà được cha ông đúc kết lại thì nên hạn chế hết sức có thể. Mặc dù thực hư có đúng hay không thì từ trước đến nay, người Việt vẫn luôn tin tưởng vào lời truyền dạy của các cụ xa xưa.

Xem thêm: Tiết lộ sự thật kinh ngạc về Bùa Lỗ Ban khiến bạn phải sẩn gai ốc

3. Một số điều kiêng kỵ khác trong ngày đầu năm mới

Kiêng chuyện "Mây mưa" đầu năm mới mang nhiều may mắn, tài lộc

Kiêng chuyện “Mây mưa” đầu năm mới mang nhiều may mắn, tài lộc

Theo phong tục tập quán của người Việt và Lịch Ngày Tốt quan niệm rằng trong những ngày đầu năm âm lịch (Theo Lịch Vạn Niên) mà có nhiều điều may mắn thì cả năm đó chắc chắn sẽ có nhiều tin vui, vận đỏ, tài lộc đến cho mọi người, để có những điều đó người Việt có một số kiêng kỵ vào đầu năm như sau:

– Kiêng cho nước đầu năm: Theo quan niên phương Đông cho rằng nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vô như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc, mất của.

– Kiêng quét nhà, quét sân: Vì theo một điển tích của Trung Quốc, nếu quét nhà đổ rác đầu năm thì năm đó gia đình đó sẽ nghèo túng, khánh kiệt, xui xẻo. Khi đổ rác trong nhà đi thì thần Tài sẽ đi mất.

– Kỵ mai táng, ma chay: Ngày Tết Nguyên Đán (Âm lịch) là ngày đoàn viên của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho một năm hanh thông nên có ý nghĩa rất thiêng liêng. Do đó gia đình phải tạm gác tất cả mọi thứ buồn bã để hoà chung niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy văn hóa Việt có tục lệ cất khăn tang trong 3 ngày Tết. Nhà mà có người mới mất kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi anh em họ hàng, hàng xóm láng giềng, nhưng ngược lại bà con láng giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình có tang sự.

– Gia đình có người chết vào đúng ngày 30 tháng chạp: Kiêng chôn cất 3 ngày đầu của năm mới hoặc nên chôn cất cho kịp trong ngày hôm đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm. Trường hợp chết đúng ngày mùng Một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng Hai, mùng Ba làm lễ phát tang.

– Kỵ người khác đến xin lửa nhà mình ngày mồng 1: Vì quan niệm xa xưa lửa là đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Cho lửa là cho người khác cái đỏ, cái may mắn trong ngày mồng 1 Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như kinh doang làm ăn thua lỗ, hay gặp tai họa, gia đình lục đục…

 Kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ, cho vay đầu năm: Không chỉ đầu năm mà đầu tháng người ta cũng kiêng kị việc cho vay tiền, trả tiền vì nó mang ý nghĩa cả năm cả tháng đi vay, đi xin, nợ nần chồng chất, đen đủi, làm ăn không gặp.

 Kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt, mực…: Nếu ăn những thứ này vào dịp đầu năm sẽ gặp nhiều vận xui, dễ tai nạn, công việc u ám không phát triển được.

– Ngoài ra đầu năm chúng ta còn kiêng đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp đầu năm, kiêng xuất hành vào ngày mồng 5 Tết.

Trên đây là bài viết “Có nên kiêng kỵ chuyện “mây mưa” vào ngày đầu năm, ngày mùng 1 hay ngày rằm hay không?” . Hi vọng nó sẽ có nhiều thông tin bổ ích cho bạn và gia đình.

Đánh giá bài viết

Tin cùng chuyên mục